TỐI ƯU HÓA NGÂN SÁCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Cùng Hoàng Anh tìm hiểu về cách xác định ngân sách xây dựng thương hiệu để có cơ sở ra quyết định tốt hơn cho các hoạt động xây dựng thương hiệu trong năm của bạn.

Xây dựng thương hiệu không chỉ là thiết kế logo hay bộ nhận diện thương hiệu nhất quán. Xây dựng thương hiệu bao gồm rất nhiều công việc vì vậy việc xác định ngân sách thương hiệu có thể khó khăn.

Lập ngân sách xây dựng thương hiệu ngay từ đầu sẽ giúp bạn tránh chi tiêu không cần thiết và ưu tiên chi tiêu cho thương hiệu của mình.

1. Ngân sách thương hiệu là gì?

Ngân sách thương hiệu phác thảo tất cả số tiền mà doanh nghiệp dự định chi cho các dự án liên quan đến việc xây dựng thương hiệu. Ngân sách thương hiệu có thể bao gồm các chi phí như:

  • Chi phí cho việc nghiên cứu thị trường, đối thủ
  • Chi phí cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu
  • Chi phí thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
  • Chi phí cho các chiến dịch truyền thông thương hiệu

2. Ngân sách dành cho xây dựng thương hiệu bao nhiêu là đủ?

Ngân sách xây dựng thương hiệu đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ. Các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể thiếu kinh nghiệm lập ngân sách. Hơn nữa, điều quan trọng là các công ty này phải giữ chi phí ở mức thấp và tinh gọn nhất có thể khi họ mở rộng quy mô.

Ngân sách xây dựng thương hiệu cũng là một thành phần trong ngân sách marketing. Mỗi số tiền khác nhau dựa trên quy mô của doanh nghiệp, doanh thu hàng năm của doanh nghiệp đó và mức độ chi cho truyền thông thương hiệu.

Tùy thuộc vào ngành, ngân sách xây dựng thương hiệu có thể dao động từ 5% doanh thu đến hơn 30%. Các công ty mới có thể chi tới 50% doanh thu cho các chương trình truyền thông thương hiệu giới thiệu trong năm đầu tiên. Doanh nghiệp nhỏ hơn có thể cố gắng phù hợp với chi tiêu của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ.

Ngân sách dành cho xây dựng thương hiệu sẽ tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, ngành hàng mà doanh nghiệp kinh doanh.

Nhưng lưu ý, ngân sách xây dựng thương hiệu là không thể thiếu nếu doanh nghiệp bạn muốn tăng trưởng bền vững, tiết kiệm chi phí về lâu về dài.

3. Làm thế nào để xác định ngân sách thương hiệu?

3.1. Hiểu rõ về khách hàng

Đầu tiên, để xác định ngân sách thương hiệu tốt bạn phải dự đoán được các chiến dịch của bạn sẽ tiếp cận đúng mục tiêu theo cách phù hợp.

Vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ về khách hàng. Và cách tốt nhất để hiểu về khách hàng là tạo bạn chân dung khách hàng (customer persona)

Từ bản chân dung khách hàng này bạn biết các chiến dịch truyền thông của mình tiếp cận với ai để điều chỉnh thông điệp cho phù hợp.

Hiểu về các động cơ thúc đẩy họ để hình dung về các chiến dịch dự kiến có thể triển khai. Hiểu về mục tiêu của họ để tạo ra nội dung đồng cảm với khách hàng.

Và dĩ nhiên, tránh gây ra thất vọng.

Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi này để hiểu thêm về khách hàng:

  • Làm thế nào để khách hàng khám phá thương hiệu của bạn?
  • Họ cần biết những gì trước khi mua hàng?
  • Họ cần biết những gì sau khi mua hàng?
  • Bạn đang tạo ra bao nhiêu lượt truy cập mỗi tháng và từ đó tạo ra bao nhiêu khách hàng mới?
  • Chi phí tiếp cận khách hàng, tạo khách hàng tiềm năng mới và sau đó chuyển đổi chúng thành khách hàng là bao nhiêu?
  • Giá trị doanh thu tăng trưởng sau một chiến dịch xây dựng thương hiệu là bao nhiêu?

Quá trình này sẽ chỉ cho bạn thấy các chiến thuật phù hợp, triển khai ở đâu sẽ có hiệu quả, chỉ ra nơi bạn có thể tập trung ngân sách xây dựng thương hiệu của mình.

3.2. Điều chỉnh ngân sách phù hợp với mục tiêu xây dựng thương hiệu

Những gì bạn chi tiêu và nơi bạn chi tiêu sẽ phụ thuộc vào mục tiêu bạn đang cố gắng hoàn thành.

Vì vậy, khi bắt đầu tạo ngân sách xây dựng thương hiệu, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ chi tiền cho những thứ theo yêu cầu của mục tiêu hiện tại – mục tiêu được đặt ra dựa trên đối tượng của bạn và hành trình của họ từ khách hàng tiềm năng đến khách hàng và khách hàng trung thành.

Chúng có thể bao gồm:

  • Hiển thị quảng cáo thương hiệu
  • Các bài đăng trên mạng xã hội để thu hút lượt follow, tương tác
  • Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm để thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website
  • Đặt các bài PR thương hiệu trên các báo lớn (nơi khách hàng mục tiêu của bạn thường xuyên ghé thăm)

Phần lớn, số tiền bạn dự định chi có thể tính toán dựa theo mức độ tác động của chiến dịch đối với các chỉ số marketing cơ bản như lượt tiếp cận, tương tác, lượt truy cập…

3.3. Các chi phí ẩn

Một trong những lợi ích của việc xác định ngân sách rõ ràng từ đầu năm là khi tổng kết cuối năm bạn có thể thấy rõ mình đã chi tiêu cho những hoạt động gì và góp phần thúc đẩy kết quả kinh doanh như thế nào.

Nhưng trong nhiều trường hợp, khi tiến hành thực thi, chúng ta buộc phải chi những khoản ngoài kế hoạch.

Có thể đây là khoản chi đúng đắn bởi yêu cầu thực tiễn là như vậy.

Do đó, để kiểm soát chi phí ấn, bạn cần theo dõi kỹ càng chi phí qua các năm và khảo sát chi tiết. Ngoài ra, sử dụng biên độ ngân sách và khoản dự trù để đảm bảo kế hoạch.

3.4. Xác định trọng điểm

Bằng cách theo dõi nơi đang được phân bổ ngân sách và đối chiếu với lại kết quả, bạn sẽ thấy khoản chi xây dựng thương hiệu nào đang có tín hiệu tích cực để tiếp tục tăng cường và ngược lại.

Ví dụ, Trong PR, có vô số công việc mà bạn có thể phân bổ ngân sách, nhưng có những việc không trọng điểm dẫn tới bội chi ngân sách – đến lượt trọng điểm lại hết ngân sách.

Điều quan trọng ở đây là bạn cần xác định trọng điểm.

3.5. Chi tiêu ngân sách thông minh

Khi bạn sử dụng các mẫu ngân sách (cho phép tải về ở bên dưới) và kiểm tra tất cả các chi phí khác nhau được nêu chi tiết trong đó, đừng băn khoăn nếu chúng quá nhiều.

Hãy kiểm tra xem mục nào phù hợp nhất với bạn và sẵn sàng triển khai với hiệu quả tốt nhất và dễ đo lường nhất.

Tôi không ủng hộ phương pháp ‘luôn chi tiêu nhiều hơn’.

Tôi đang ủng hộ cách tiếp cận ‘luôn chi tiêu thông minh’. Các chi phí được liệt kê ra không phải là bắt buộc – chúng chỉ nhằm hướng dẫn bạn và giúp đảm bảo rằng bạn không bỏ qua bất kỳ chi phí ẩn nào.

3.6. Đo lường kết quả

Khi bạn phân bổ ngân sách cho một công việc nào đó, bạn sẽ muốn xác định xem việc lập ngân sách có giúp ích cho bạn hay không?

Vì có nhiều chỉ số về thương hiệu khá khó đo lường nên hãy theo dõi kết quả tổng quát.

Nếu số tiền bạn chi dẫn đến việc công ty của bạn kiếm được nhiều tiền hơn (trong cùng một thời điểm, cùng hoạt động tiếp thị), bạn có thể tăng ngân sách trong năm tới.

Nếu tiền của bạn không đi đến đâu, bạn nên kiểm tra lại cách thực thi và phân bổ lại ngân sách.

4. Cách phân bổ ngân sách xây dựng thương hiệu

Việc xây dựng chiến lược xây dựng thương hiệu trên một ngân sách có lẽ rất phức tạp. Nếu bạn muốn tạo thương hiệu mới, có thể cần chi nhiều tiền cho việc để thiết kế nền tảng thương hiệu.

Câu hỏi phổ biến ở đây có thể là “Dự án A có thể sử dụng bao nhiêu phần trăm ngân sách?”

Thực tế, câu trả lời nằm ở chiến lược của mỗi doanh nghiệp.

Các hoạt động kiến tạo nền tảng thương hiệu (thiết kế logo, website, bộ nhận diện) bạn có thể tìm thấy mức chi phí chung cho nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp – Mục này cần phải ưu tiên

Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông diễn (theo kế hoạch) sẽ được đặt ưu tiên phía sau, hoạt động nào mang lại hiệu quả (tăng chi).

Dưới đây, Hoàng Anh cung cấp một số hạng mục bạn cần xác định trong việc xây dựng ngân sách thương hiệu:

  • Chi phí liên quan đến chiến dịch đang chạy: là những chi phí cho các chiến dịch PPC hoặc các khoản thanh toán cho các influencers để họ triển khai chiến dịch của bạn.
  • Các dịch vụ marketing, quảng cáo và tư vấn: bao gồm thiết kế đồ họa, viết nội dung (copywriting), chuyên gia tối ưu hóa SEO và phát triển chiến lược…
  • Tạo nội dung: Khi bạn tạo nội dung như video, ảnh hoặc thậm chí là các bài đăng trên blog, bạn sẽ cần dành thời gian trả phí cho nó. Ngân sách dành bao nhiêu tiền để tạo nội dung này để bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp dựa trên lợi tức đầu tư của nó.
  • Đào tạo: có thể là các khóa học trực tuyến, các buổi hội thảo/ hội nghị để bổ sung thêm kiến thức/ kinh nghiệm cho nhân viên hoặc cả chính bạn.
  • Chi phí phần mềm: những phần mềm được sử dụng để cải thiện hoặc tối ưu các chiến dịch tiếp thị (phần mềm thiết kế đồ họa, phần mềm quản lý, các công cụ nghiên cứu từ khóa)

Ngoài ra, tùy thuộc vào chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp, bạn cũng có thể cần phải chi trả cho nhân viên chịu trách nhiệm quản lý các chiến dịch marketing cho việc xây dựng thương hiệu của mình.

Cần tư vấn, thiết kế, xây dựng và phát triển thương hiệu vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ HOÀNG ANH

Địa chỉ: T11.06- Tòa nhà Hạ Long Center - Số 162 Lê Thánh Tông - TP Hạ Long - Quảng Ninh

Email: hoanganhdt.halong@gmail.com

SĐT: 0912 900 058 / 0908 30 1979 / 0984 820 889

Fanpage: Hoàng Anh - Đồng Hành Phát Triển Thương Hiệu

Website: www.hoanganhhalong.com.vn